Bình ngưng giải nhiệt bằng nước

Điểm tích cực và tiêu cực liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình trong thế giới hôm nay

Đã xem: 2874 lần - Đăng lúc: Thứ hai - 02/09/2013 23:31 - Người đăng bài viết: admin

Chia sẻ:

Điểm tích cực và tiêu cực liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình trong thế giới hôm nay
Tục ngữ Việt nam có câu: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Nếu vợ chồng thành thật, trung tín, cởi mở, chia sẻ, đón nhận nhau thì hạnh phúc sẽ đến với gia đình. Còn một khi vợ chồng thiếu tin tưởng và tín nhiệm nhau, sẽ dẫn đến sự đổ vỡ và nhiều tai hại khác cho gia đình, giữa vợ chồng và con cái. Vì sao nạn bạo hành trong gia đình xảy ra ngày nay, vì thiếu sự bình đẳng, thiếu tôn trọng tự do, quyền lợi và phẩm giá của nhau. Thiếu sự hiểu biết về giá trị, trách nhiệm của đời sống hôn nhân và gia đình không hiểu biết về tâm sinh lý nam nữ, thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình, phản bội tình yêu, sống hôn nhân thử.
Như đã biết, chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa, nền khoa học kỹ thuật càng phát triển, thì càng ảnh hưởng mạnh đến con người, trong đó đời sống hôn nhân gia đình cũng đang là một mối bận tâm lo ngại của biết bao cha mẹ cho con cái. Nhưng không hẳn vậy, mọi cái có trên đời cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, mặt tốt và mặt xấu, mặt hay và mặt dở. Điều quan trọng là cha mẹ phải thận trọng và quan tâm dạy cho con cái biết phân định và chọn lựa giữa cái nên làm và không nên làm. Vì con người thường hay phán đoán và phê phán theo cái nhìn rất tự nhiên, và có xu hướng xấu hơn tốt cho dù lương tâm và lý trí không chấp nhận hay còn chỉ cho thấy đó là điều xấu là khác, song họ vẫn cứ làm đã, để cho thỏa mãn sự căm phẫn của họ, để trả thù "cho nó biết tay tao", hoặc có khi cho sướng đã. Thế nên, Thánh Phaolo đã quả quyết trong thư của người rằng: "Điều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều dữ tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm". Ấy thế, cho nên, đây là điều đáng lo ngại cho bậc làm cha làm mẹ và các nhà giáo dục. Song cũng phải coi đây là một thách đố cần quan tâm trong mọi gia đình. Sau đây xin đề cập đến những mặt tích và tiêu cực trong đời sống hôn nhân và gia đình.
 
1. Hạnh phúc thực trong ơn gọi hôn nhân gia đình
 
Ơn gọi hôn nhân không hẳn là một lời mời gọi hưởng hạnh phúc, mà hơn hết là một sự dấn thân nhận lãnh trách nhiệm. Phải chăng Thiên Chúa rất khôn ngoan tạo nên tình yêu để cho hai kẻ yêu nhau thêm mạnh mẽ, can đảm gắn bó với nhau để cáng đáng một việc phi thường như vậy.
 
"Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
 
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
 
Yêu nhau tâm trí mỏi mòn,
 
Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau"
 
Hôn nhân trước hết là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ trong tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi và tự do của nhau. Hôn nhân là điểm hẹn của tình yêu. Qua thời gian hai người tìm hiểu về nhau, có thể qua bạn bè, người thân, hoặc bằng những phương tiện truyền thông, sách báo giúp họ tìm hiểu nhau và tình yêu hé mở giữa hai người khiến họ quyến dũ nhau, nhớ nhau và luôn tìm cách để gặp gỡ nhau. Rồi hương vị tình yêu tiếp tục làm say lòng họ, họ cảm thấy không thể xa nhau được nữa.
 
"Xa nhau xa bóng xa hình,
 
Làm sao xa được mối tình chúng ta"
 
Trong tình yêu hôn nhân, điều cần thiết họ phải hiểu biết về tâm sinh lý nam nữ, về tri thức, về quan niệm sống. Để từ đó họ biết chấp nhận nhau và cùng nhau tiến tới hôn nhân. Nếu có những trông gai, khó khăn hay trách nhiệm với con cái thì tình yêu và sự hiểu biết sẽ là sức mạnh trợ lực và là thần dược giúp họ vượt qua tất cả.
 
Nói đến hôn nhân, nói đến gia đình là nói đến tình yêu và hạnh phúc. Vậy tình yêu trong gia đình phải thế nào để duy trì và xây dựng hạnh phúc? Gia đình là một tổ ấm yêu thương và là nơi cùng nhau xây dựng hạnh phúc, khi gặp đau khổ hay thất bại trong cuộc sống, sau những giờ làm việc mệt mỏi, trở về gia đình họ cảm thấy thư giãn bình an, bởi có người cùng chia sẻ, đồng cảm với mình trong niềm vui, nỗi buồn. Chính hơi ấm tình yêu đó tiếp thêm sức mạnh giúp họ luôn vui sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn hay cùng nhau gầy dựng một tổ ấm hạnh phúc, vì:
 
"Một cánh én nhỏ, chẳng làm nên mùa xuân.
 
Rủ nhau én về theo làn nắng ấm dần"
 
Chỉ có tình yêu mới giúp họ sẵn sàng cho đi, sống, hy sinh và chết cho người mình yêu. Chính Chúa Giêsu, Người đã trải qua kinh nghiệm đau thương này, hẳn về nhân tính Người ghê sợ và hãi hùng nên phải thốt lên trong vườn cây dầu: "Lạy Cha nếu được, xin cho con khỏi uống chén đắng này", chén đắng là tột đỉnh của tình yêu mà Chúa Giêsu đã vượt qua cái chết, để đem lại sự sống vinh quang và hạnh phúc cho nhân loại. Chính kinh nghiệm này Ngài đã để lại cho nhân loại, đặc biệt là cho đôi bạn một bài học sương máu. Vì "Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người đã chết cho người mình yêu" và "yêu là chết ở trong lòng một ít ".
 
Tình yêu của hai người luôn phải trong sáng, cao thượng và đượm màu hy sinh như tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội. Tình yêu nào không có hy sinh thì không thể có hạnh phúc, mọi hạnh phúc đều phải bắt đầu bằng hy sinh. Chúng ta biết Chúa Kitô đã yêu Giáo Hội và chứng tỏ tình yêu đó bằng hy sinh và thánh giá, cái chết của Ngài là một bảo chứng đầy đủ nhất của tình yêu. Như thế, vợ chồng cũng phải yêu thương nhau bằng tình yêu như thế, chính sự hy sinh cho nhau và trung tín với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc khỏe mạnh, sẽ là dấu chỉ cho chúng ta biết đó là tình yêu thật.
 
Gia đình mang tính xã hội, mỗi người không phải sống cho riêng mình nhưng là sống vì nhau và cho nhau bằng, từ bỏ cái tôi ích kỷ, sửa chữa những khuyết điểm của nhau, đón nhận nhau để cùng nhau thăng tiến trong tình yêu và xây dựng hạnh phúc cho nhau và cho con cái. Vì con cái chính là kết quả của tình yêu vợ chồng. Nhưng cũng không khỏi những thách đố, những dạn nứt trong tương quan vợ chồng và con cái.
 
2. Thách đố trong hạnh phúc gia đình
 
Tục ngữ Việt nam có câu: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Nếu vợ chồng thành thật, trung tín, cởi mở, chia sẻ, đón nhận nhau thì hạnh phúc sẽ đến với gia đình. Còn một khi vợ chồng thiếu tin tưởng và tín nhiệm nhau, sẽ dẫn đến sự đổ vỡ và nhiều tai hại khác cho gia đình, giữa vợ chồng và con cái. Vì sao nạn bạo hành trong gia đình xảy ra ngày nay, vì thiếu sự bình đẳng, thiếu tôn trọng tự do, quyền lợi và phẩm giá của nhau. Thiếu sự hiểu biết về giá trị, trách nhiệm của đời sống hôn nhân và gia đình không hiểu biết về tâm sinh lý nam nữ, thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình, phản bội tình yêu, sống hôn nhân thử. Như thế, sẽ dễ dàng dẫn đến ly di, ngoại tình. Đáng buồn nguyên nhân là thời gian tìm hiểu quá ngắn ngủi, chưa có thời gian để tìm hiểu về nhau, hoặc lấy nhau trong tình trạng ép buộc, ham giàu hay muốn thỏa mãn tình dục.
 
Ngoài ra, chính cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục và chăm sóc con cái, vì mải mê làm ăn kiếm tiền không quan tâm đến con cái, khiến trẻ ngày nay thiếu thốn tình cảm, mắc bệnh rất phổ biến như bệnh trầm cảm, tự kỷ, nhiều trẻ khác ăn chơi hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. Thế thì làm sao cha mẹ có thể mang lại hạnh phúc cho con cái và gia đình ấm êm an bình được nữa. Vậy thì lỗi thuộc về ai? chính là tại cha mẹ.
 
Tóm lại, tình yêu chân thực, trung tín là điều phải có trong đời sống hôn nhân gia đình, vì người ta không thể lấy nhau và chung sống với nhau khi người ta không yêu nhau. Nhưng để tình yêu ấy không phải là một khúc nhạc buồn, không dẫn đến cuộc chia ly đẫm lệ, thì vợ chồng phải đặt tình yêu trên lòng tin tưởng và tín nhiệm nhau, tìm cách bổ túc và thăng tiến cho nhau, cùng nhau đi về một hướng với sự kiên trì bền bỉ chấp nhận mọi thử thách và tận tâm dưỡng dục con cái. Như thế, họ đang cộng tác rất tích cực vào công trình sáng tạo với Thiên Chúa trong một Giáo Hội thánh thiện, yêu thương hiệp nhất và một xã hội an vui, thanh bình.
Tác giả bài viết: Sr. M.Mừng
Nguồn tin: Tổng giáo phận Hà Nội
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bình luận từ Facebook

Kiếm tiền với Propeller

Sheet nhạc Lời bài hát mới nhất

Thống kê

Số bài viết: 358

Tổng số Album nhạc: 601

Tổng số video: 75

Tổng số nhạc MP3: 7,245

Thư viện lời nhạc: 21,805

  • Đang truy cập: 92
  • Khách viếng thăm: 85
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 23434
  • Tháng hiện tại: 166091
  • Tổng lượt truy cập: 73734605