Đã xem: 2545 lần - Đăng lúc: Thứ hai - 02/09/2013 22:57
- Người đăng bài viết: admin
Chia sẻ:
Theo các chuyên gia tâm lý: hầu như ai trong chúng ta cũng ít nhiều ích kỷ, thể hiện qua hành động ngay từ bé đã bảo vệ quyền lợi của mình và ít muốn chia sẻ những gì của mình cho người khác. Nhưng khi lớn lên, nhờ được giáo dục từ trong môi trường gia đình đến nhà trường và ra ngòai xã hội... chúng ta sẽ dần dần học tập lọai trừ thói xấu ích kỷ để biết quan tâm phục vụ tha nhân. Thái độ nghĩ đến người khác được coi là thước đo về mức độ trưởng thành nhân cách của một con người. Những ai chỉ biết nghĩ đến mình sẽ bị xã hội đánh giá là người ấu trĩ dù đã lớn tuổi ... đang khi người nào dù ít tuổi mà biết ứng xử vị tha sẽ được kính trọng là trưởng thành nhân cách. Ai quên mình hy sinh cả mạng sống cho quê hương sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc, và những tín hữu sẵn sàng chịu chết vì đức tin sẽ được Hội thánh tôn vinh lên hàng thánh nhân tử đạo.
1.LỜI CHÚA: Chúa phán: "Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6,38).
2.CÂU CHUYỆN:
Bé Tâm 3 tuổi, mỗi khi đến trường đều mang theo một vài món đồ chơi yêu thích và giữ khư khư món đồ chơi ấy, không muốn cho các bạn khác mượn hay cùng chơi chung, dù nhiều lần cô giáo đã nhắc nhở bé và dạy bé cần biết quảng đại chia sẻ đồ chơi với chúng bạn, nhưng bé vẫn không chấp nhận với lý do: "Đồ chơi đó của con, mẹ đã mua cho con!". Hậu quả là các bạn nhỏ khác trong lớp dần dần không thích chơi với bé Tâm nữa.
3.SUY NIỆM:
1) Ích kỷ là thái độ biểu hiệu tinh thần ấu trĩ:
Theo các chuyên gia tâm lý: hầu như ai trong chúng ta cũng ít nhiều ích kỷ, thể hiện qua hành động ngay từ bé đã bảo vệ quyền lợi của mình và ít muốn chia sẻ những gì của mình cho người khác. Nhưng khi lớn lên, nhờ được giáo dục từ trong môi trường gia đình đến nhà trường và ra ngòai xã hội... chúng ta sẽ dần dần học tập lọai trừ thói xấu ích kỷ để biết quan tâm phục vụ tha nhân. Thái độ nghĩ đến người khác được coi là thước đo về mức độ trưởng thành nhân cách của một con người. Những ai chỉ biết nghĩ đến mình sẽ bị xã hội đánh giá là người ấu trĩ dù đã lớn tuổi ... đang khi người nào dù ít tuổi mà biết ứng xử vị tha sẽ được kính trọng là trưởng thành nhân cách. Ai quên mình hy sinh cả mạng sống cho quê hương sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc, và những tín hữu sẵn sàng chịu chết vì đức tin sẽ được Hội thánh tôn vinh lên hàng thánh nhân tử đạo.
2) Ích kỷ sẽ trở thành tội ác nếu không được uốn nắn kịp thời:
Người ích kỷ uôn nghĩ về mình, vơ vào cho mình những quyền lợi vật chất và tinh thần. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không thấy cái hại lâu dài: hễ thấy điều gì có lợi là lao đầu làm ngay bất kể hậu quả tốt xấu. Người ích kỷ cũng hay "suy bụng ta ra bụng người" khi cho rằng ai cũng hám lợi như họ. Những hành động hy sinh, nhường nhịn, quên mình vị tha phục vụ... đều chỉ là "giả dối" mà thôi. Nếu không được uốn nắn từ bé, tính ích kỷ sẽ có nguy cơ biến tướng thành "ích kỷ hại nhân": Chỉ vì ích riêng mà làm hại người khác: Nhẹ thì bôi bẩn ra ghế đá công viên để bắt khách phải vào ngồi trong quán của mình như một số quán bên Hồ Tây Hà nội, hoặc rải đinh trên đường để xe bị thủng lốp phải đến vá tại quán sửa xe của mình. Nặng thì đốt cháy kho hàng hay đánh chìm cả một con tàu để phi tang số hàng đã đánh cắp...
Các bậc cha mẹ trong gia đình cần giúp con em lọai trừ thói ích kỷ và tập cho con tính quảng đại chia sẻ ngay từ thuở thơ ấu như sau:.
3) Bãy việc nên làm để tập cho con tính quảng đại:
1 - Quan tâm giáo dục: Ở trẻ em, chia sẻ không phải là tính cách bẩm sinh mà được hình thành thông qua việc giáo dục của cha mẹ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên lưu tâm dạy dỗ trẻ biết chia sẻ để sau này khi lớn lên chúng sẽ có thể sống nhân ái, chan hòa với bạn bè và xã hội.
2 - Giúp trẻ phân biệt "nên và không nên": Trước hết cha mẹ thầy cô giúp trẻ phân biệt những gì nên và những gì không nên chia sẻ cho chúng bạn: Chẳng hạn: khăn mặt, bàn chải đánh răng... là những đồ dùng cá nhân, sẽ không tốt khi dùng chung. Những thứ bé nên biết chia sẻ như: đồ chơi, kẹo bánh, truyện tranh... Đối với trẻ em lớn hơn thì dạy chúng biết cảm thông với chúng bạn gặp khó khăn về tài chánh, hoặc giúp nhau ôn tập bài vở...
3 - Cần làm gương sáng: Để trẻ biết chia sẻ, trước hết cha mẹ cần nêu gương sáng. Chẳng hạn: Hãy năng chia sẻ bằng việc cho con quà bánh, năng dùng từ "chia sẻ" để diễn tả việc mình đang làm.
4 - Tập từng việc nhỏ: Khi con đang ăn bánh hay kẹo, mẹ có thể gợi ý: "Con hãy chia cho mẹ 1 cái nhé". Nếu bé không muốn cho, thì hãy nhắc bé: "Con có nhớ lần trước con đã vui thế nào khi mẹ cho con hộp kem không? Giờ mẹ cũng sẽ rất vui nếu con cho mẹ một cái kẹo của con". Trước tình huống này, bé sẽ hiểu rằng sự chia sẻ sẽ làm cho người khác được vui. Nếu bé quảng đại chia sẻ thì người khác mới sẵn sàng chia sẻ với bé và ngược lại. Mẹ cần cho bé thấy: ở lớp học việc chia sẻ sẽ giúp bé có thêm nhiều bạn thân hơn.
5 - Khen thưởng đúng lúc: Mỗi khi bé biết chia sẻ, mẹ nên động viên đúng lúc. "Hôm trước mẹ rất vui khi con cho bạn Thanh mượn đồ chơi xếp hình, mẹ thấy con và bạn ấy chơi với nhau rất vui và hai đứa đã xếp được nhiều hình đẹp". Như vậy, bé sẽ nhớ rằng, hành động cho mượn đồ chơi làm cho mẹ vui, còn bé cũng sẽ vui hơn khi có bạn cùng chơi chung.
6 - Cương quyết kiên nhẫn: Nếu bé vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, mẹ hãy tỏ ra cương quyết và cứng rắn hơn bằng cách đưa ra hai điều để bé tự chọn: "Con sẽ cho bạn mượn chiếc xe lửa đó hay để mẹ sẽ cất nó đi!". Bạn chớ nản lòng khi thấy con bạn chưa thay đổi được bao nhiêu. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và tin chắc rằng: Sớm muộn gì con bạn cũng sẽ thay đổi. Tuyệt đối không nên đánh mắng con nếu bé chưa hành xử tốt. Sự la mắng đánh đòn sẽ chỉ làm cho con bạn thêm ương ngạnh bướng bỉnh mà thôi.
7 - Xin Chúa trợ giúp: Giáo dục là việc bổn phận cha mẹ phải làm hằng ngày. Tuy nhiên nếu muốn cho việc giáo dục đạt kết quả tốt thì cha mẹ đừng quên cầu nguyện. Hãy năng cầu xin Chúa ban cho con bạn tập được đức tính quảng đại chia sẻ để nên con ngoan của Chúa Cha, nên môn đệ của Chúa Giê-su và trở thành anh chị em của mọi người.
4.THẢO LUẬN: Bạn đánh giá thế nào về bảy việc cha mẹ nên làm nói trên, để giúp con biết quảng đại chia sẻ cho tha nhân ngay từ khi chúng còn nhỏ dại?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết ý thức tầm quan trọng phải tập luyện tính quảng đại cho con cái chúng con. Xin cho chúng con biết nêu gương sáng và kiên nhẫn dạy dỗ con cái bắt đầu từ những việc cụ thể, và biết năng cầu xin Chúa ban ơn lành cho con cái chúng con. Nhờ đó chúng sẽ dần dần trở nên con thảo của Chúa Cha trên trời, nên môn đệ thực sự của Chúa Giê-su, và nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.- AMEN.
Ý kiến bạn đọc