Bình ngưng giải nhiệt bằng nước

Chứng nhân Phục Sinh

Đã xem: 1379 lần - Đăng lúc: Thứ ba - 07/07/2015 04:58 - Người đăng bài viết: admin

Chia sẻ:

Chứng nhân Phục Sinh
Nếu điểm chính của Tin Mừng trong những tuần qua tập trung vào kinh nghiệm của việc Chúa Sống lại thì điểm chính của Tin Mừng hôm nay là chia sẻ những kinh nghiệm đó cho người khác. Chứng nhân được ví như một đồng tiền có hai mặt, một mặt biểu trưng cho việc nhìn thấy các biến cố cũng như thu lượm kiến thức về biến cố đó qua kinh nghiệm của việc gặp gỡ cá nhân và mặt kia là truyền đạt kinh nghiệm đó cho tha nhân. Nói cách khác để làm chứng cho Chúa trước tiên chúng ta phải có kinh nghiệm gặp gỡ cá nhân với Người.
Nếu điểm chính của Tin Mừng trong những tuần qua tập trung vào kinh nghiệm của việc Chúa Sống lại thì điểm chính của Tin Mừng hôm nay là chia sẻ những kinh nghiệm đó cho người khác. Chứng nhân được ví như một đồng tiền có hai mặt, một mặt biểu trưng cho việc nhìn thấy các biến cố cũng như thu lượm kiến thức về biến cố đó qua kinh nghiệm của việc gặp gỡ cá nhân và mặt kia là truyền đạt kinh nghiệm đó cho tha nhân. Nói cách khác để làm chứng cho Chúa trước tiên chúng ta phải có kinh nghiệm gặp gỡ cá nhân với Người. 
Để có được kinh nghiệm này không đòi hỏi chúng ta phải là người thông minh nhưng là mối liên hệ cá nhân mà qua đó chúng ta nhận ra được sự thật về con người mà chúng ta đang đối diện. Đây là vấn đề của con tim chứ không phải của lý trí. Tin mừng cho thấy rất rõ về việc này. Các môn đệ không hiểu nhiều về kinh thánh để có thể tranh luận với các học giả Do Thái. Họ là những người khác nhau về địa vị xã hội, về trình độ kiến thức nhưng lại giống nhau về một điểm: con tim của họ hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô Phục Sinh. Một cách đơn giản họ rao giảng tin mừng Phục sinh bằng cách chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ cá nhân của họ với Chúa Kitô và  lý do tại sao họ tin vào sự phục sinh của Chúa. Lời rao giảng cuối cùng của họ chính là cái chết để chứng minh cho thế giới nhận ra điều mà họ tin là sự thật. Đối với họ chết không phải là một điều gì đó đáng sợ bởi vì tất cả đều xác tín về sự phục sinh ở bên kia ngưỡng cửa của sự chết. Họ tin rằng khi làm cho người khác cảm nghiệm về Chúa thì đồng thời chính họ cũng nhận được sức mạnh của Chúa. 
 
Hai môn đệ đã gặp Chúa sống lại trên đường Emmaus và trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm này với các môn đệ khác. Chúa hiện ra ngay lúc mà hai môn đệ chia sẻ kinh nghiệm đức tin của họ cho những môn đệ chưa tin khác để những người này cũng cảm nghiệm được sống lại của Chúa với lệnh truyền các con sẽ làm chứng về những điều ấy (Lk 24:48). 
 
Đây cũng là sứ vụ mà Chúa để lại cho mỗi người. Nếu chúng ta nghe và giữ sứ điệp đó chỉ cho riêng mình chúng ta chỉ mới sống một mặt của đồng tiền, một cuộc sống Kitô hữu chưa được trọn vẹn. Sứ điệp Phục Sinh không bao giờ hoàn toàn là của riêng mình cho đến khi chúng ta chia sẻ sứ điệp đó cho gia đình, bạn bè và những người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống. 
Tác giả bài viết: Lm FX Nguyễn Văn Tuyết
Nguồn tin: vietcatholicsydney
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Bình luận từ Facebook

Kiếm tiền với Propeller

Sheet nhạc Lời bài hát mới nhất

Thống kê

Số bài viết: 358

Tổng số Album nhạc: 601

Tổng số video: 75

Tổng số nhạc MP3: 7,245

Thư viện lời nhạc: 21,805

  • Đang truy cập: 110
  • Khách viếng thăm: 106
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 22734
  • Tháng hiện tại: 417584
  • Tổng lượt truy cập: 63398989