I. GIÁNG SINH Chúa Giê-su giáng sinh Tiếng Anh gọi Lễ Giáng Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng-Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ’s Mass). Ngày Lễ Giáng-Sinh được tổ-chức vào 25 Tháng 12 dương-lịch để kỷ-niệm ngày sinh của Chúa Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính-thức của các nước có người theo đạo Thiên-Chúa. Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity. Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng-Trinh tự-nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ-thai này do quyền-lực thần-diệu của Thượng-Đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng-trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi-nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel.
Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo-đường ở Jerusalem và đã làm kinh-ngạc các giáo-sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài. Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông-Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực-hiện các phép-lạ. Một trong những phép-lạ đó là phép “Loaves and Fishes”(những ổ bánh mì và những con cá). Chuyện phép-lạ này được người ta truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết-giảng ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ tìm thấy 5 ổ bánh mì và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh mì và 2 con cá này rồi ra-lệnh cho các đệ-tử của ngài phân-phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy-đủ đồ ăn và ăn một cách no- nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn còn đầy. Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng-Đế, ngài đã có rất nhiều tín-đồ và đồng-thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản-bội, bị Pontius Pilate - người lãnh-đạo dân Do-Thái lúc bấy giờ kết-án, và bị chính-quyền La-Mã đóng đinh trên thập-tự giá. Những người Thiên-Chúa giáo tin là ngài đã cải-tử hoàn-sinh và sự phục-sinh này đã cứu-vớt được bao linh-hồn. Theo những tài-liệu liên-quan tới ngày sinh-nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm, tức là cách đây (2007) là 2010 năm. Tây-lịch được tính theo năm đầu-tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên-giám La-Mã, Lễ Giáng-Sinh đầu-tiên được tổ-chức ở La-Mã vào năm 336 Tây-Lịch Kỷ-Nguyên. Tuy-nhiên, ở miền đông đế-quốc La-Mã, một buổi lễ được tổ-chức vào ngày 6 tháng giêng để kỷ-niệm chung cho ngày sinh-nhật và ngày rửa-tội của Chúa Jesus. Cũng vào ngày 6 tháng giêng này ở Jerusalem thuộc Do-Thái (Israel) người ta chỉ tổ-chức lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa mà thôi.
Mãi vào thế kỷ thứ IV, hầu-hết các nhà thờ ở miền đông đế-quốc La-Mã mới chấp-nhận tổ- chức sinh-nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống-đối việc tổ-chức Lễ Giáng-Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng-Sinh lại được chấp-nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây-Á, đã không chấp-nhận Lễ Giáng-Sinh. Họ tổ-chức ngày sinh-nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng-Sinh, 25 tháng 12, được thiết- lập ở miền đông đế-quốc La-Mã, ngày kỷ-niệm lễ rửa-tội của Chúa được tổ-chức vào 6 tháng giêng, ngày mà ba vị thông-thái (Magus) từ miền đông đế-quốc La-Mã đến Bethlehem để chiêm-ngưỡng Chúa Hài-Đồng.
Những tục-lệ cổ-truyền về Lễ Giáng-Sinh bắt nguồn từ sự trùng-hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ-niệm về nông-tang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên-Chúa. Ở La-Mã, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ-niệm thần Saturn. Đây là thời-gian ăn chơi tưng-bừng nhất và là dịp để mọi người trao-đổi quà kỷ-niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh-nhật của Thần Mithra, Thần Toàn-Chân Thái-Dương, thuộc xứ Ba-Tư. Năm mới của người La-Mã là ngày 1 tháng giêng dương-lịch. Vào những dịp này người ta trang-hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực-rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng. Lửa, đèn, và nến là vật tượng-trưng của sự ấm-cúng và sự sống, nó luôn-luôn liên-hệ với các lễ-lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên-Chúa và các đạo khác. Từ thời trung-cổ, cây thông, một loại cây vạn-niên-thanh, là biểu-hiệu cho sự sống và luôn-luôn liên-hệ với Lễ Giáng-Sinh.
II. CÂY NÔ-EN Cây thông Noel Tiếng Nô-En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa là Giáng-Sinh. Cây Nô-En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô-En thường là cây thông nhân-tạo làm bằng ni-lông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang- trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang-hoàng khác như giấy bạch-kim để giả làm tuyết-phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy ba-toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy-tinh, hình thiên-thần, và cây thánh-giá, v.v. Cây thông sau khi được trang-hoàng như thế có tên là cây Nô-En. Dưới chân cây Nô-En người ta có các gói quà do những người trong gia-đình mua để tặng cho nhau. Cây Nô-En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng-Sinh.
Việc dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu-lộ sự ước-mong vĩnh-cửu cho đời sống con người là cổ-tục của người Ai-Cập (Egyptian), Trung-Hoa, và Do-Thái. Việc tôn-thờ cây thông và vòng hoa rất được thông-dụng ở Châu-Âu đối với người không theo đạo Thiên-Chúa. Tục-lệ này vẫn còn tồn-tại sau khi họ nhập-đạo Thiên-Chúa. Người ở các nước Thụy-Điển, Đan-Mạch, và Na-Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang-hoàng nhà-cửa và vựa lúa với các loại cây vạn-niên-thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma-quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh. Phong-tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông Cây Nô-En hiện-đại ngày nay có được là do phong-tục của Tây-Đức. Cái khung-cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi trung-cổ về sự-tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho Vườn Địa-Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên-Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn-giáo, để kỷ-niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít-qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho dấu-hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúc-ki (cookie) có đủ hình-dáng khác nhau. Cả những cây đèn-cầy hay nến cũng được dùng làm biểu-tượng của Chúa đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Trong cùng một phòng có trưng-bày cây Nô-En vào mùa Giáng-Sinh, người ta còn dựng một Kim-Tự-Tháp Giáng-Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu-trúc bằng gỗ hình tam-giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho-tượng nhỏ và trang-trí bằng cây vạn-niên-thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế-kỷ thứ 16 thì Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết-hợp lại thành cây Nô-En (Chistmas Tree). Phong-tục này đã được thịnh-hành trong giáo-phái Tân-Giáo của Luther ở Đức vào thế-kỷ thứ 18. Nhưng mãi tới một thế-kỷ sau đó, cây Nô-En mới ăn rễ sâu vào truyền-thống của người Đức.
Cây Nô-En được du-nhập vào đất Anh từ đầu thế-kỷ thứ 19 và rất được thịnh-hành vào giữa thế-kỷ đó. Sở-dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng-Tử Albert, chồng Nữ-Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây Nô-En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang-trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc-biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu. Phong-tục trưng-bầy cây Nô-En vào dịp Giáng-Sinh đã được những người di-dân gốc Đức mang vào Bắc-Mỹ từ đầu thế-kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô-En được thịnh-hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô-En còn thịnh-hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai-đoạn này. Ở Trung- Hoa, Nhật-Bản, và Việt-Nam, phong-tục trưng-bày cây Nô-En là do các nhà truyền-giáo Âu-Tây mang vào từ thế-kỷ thứ 19 và 20. III. ÔNG GIÀ NÔ-EN Ông già Noel Từ thủa bắt-đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas.” Theo truyền-thuyết thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám-Mục người Hy-Lạp ở vào thế-kỷ thứ 4. Nicholas được nổi-tiếng về lòng tốt của ông. Tuy-nhiên các nhà sử-học không thể xác-quyết sự-kiện về đời sống cũng như sự hiện-hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus.” Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes.” Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel.”
Truyện thần-thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí-mật cho những người gặp cảnh khó-khăn. Ngoài-ra, Ông Già Nô-En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục-truyền, Ông Già Nô-En được sinh-ra ở hải-cảng cổ Lycia của thành-phố Patara thuộc Tiểu-Á Tế-Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du-lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám-Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành-hạ những người Thiên-Chúa-Giáo thuộc triều-đại Hoàng-Đế La-Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều-đại vua Constantine Đại-Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham-dự Hội-Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương-lịch. Nicaea là một thành-phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội-Đồng Council of Nicaea có mục-đích xác-nhận lòng tin vào Thiên-Chúa và kết-tội chủ-thuyết Arianism, một chủ-thuyết chối bỏ Chúa Jesus.
Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ý đã cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải-táng này đã là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đã trở nên một trung-tâm hành-hương đông-đảo nhất. Lăng-tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo-Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý Đại-Lợi .
Truyền-thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu-tiên được kể về một phép-lạ rất nổi-tiếng là khi ba vị sĩ-quan bị kết-án tử-hình rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm-họa. Lòng ngưỡng-mộ đối với Ông Già Nô-En bành-trướng ra khắp thế- giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.
Ông Già Nô-En đã được chọn làm vị thánh hộ-mệnh của nước Nga, Hy-Lạp, các hội từ- thiện, các công-đoàn, các trẻ em cùng thủy-thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành- phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu-Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng-Đế La-Mã Justinian Đệ-Nhất xây vào thế-kỷ thứ 6 ở đô-thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành-phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ).
Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đã là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ. Ngày hội truyền-thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ-hội cho các nghi-lễ của Boy Bishop, một phong-tục phổ-biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám-Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents’ Day, tức ngày 28 tháng 12 dương-lịch.
Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa-số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ-chức vào dịp Giáng-Sinh và Năm Mới. Những di-dân người Hòa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.
Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đình và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En thì được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi.
Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa-phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch. Trong cuộc diễn-hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể-hiện đặc-tính của từng hội-đoàn hay các cơ-sở thương-mại và cũng thể-hiện ý-nghĩa của mùa Giáng-Sinh. Ngoài ra, người ta còn có các ban nhạc diễn-hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không-gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng-bừng và náo-nhiệt.
Ở mỗi nhà vào dịp Giáng-Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần-gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí-mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng-tượng ra Ông Già Nô-En với hình-dáng của một ông già béo mập, vui-vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng-Sinh (Christmas Eve).
IV. SỰ TÍCH CHÚA JESUS GIÁNG SINH Chúa Giê-su giáng sinh ở hang đá tại Bethleem Ngày Thiên Chúa giáng sinh hàng năm được các tín đồ Thiên Chúa kỷ niệm rất trọng thể. Duy có một điều, nhiều người chúng ta, ngay cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cũng chưa hiểu rõ lắm sự tích tại sao Ðức Mẹ Maria đồng trinh lại sinh Chúa Jésus tại Bethleem nửa đêm ngày 24 tháng 12.
Về sự tích này, sách Tân ước của Giáo hội Thiên Chúa trong những trang mở đầu có ghi phần 1 về "một sứ giả của Thiên chúa báo tin vui cho trinh nữ Maria" như sau:
"Ngày ấy, Thiên Chúa gửi một sứ giả của Ngài tên là Gabriel đến viếng thăm trinh nữ Maria đã đính hôn với một người tên là Juse. Sứ thần vào nhà trinh nữ Maria và cất tiếng chào: "Hãy vui lên! Hỡi bà Maria, vì bà là người đầy ơn phước. Thiên Chúa ở cùng bà".
Khi nghe những lời chào lạ lùng ấy, trinh nữ Maria rất là bối rối, và thắc mắc tự hỏi không biết câu chào này của sứ giả Chúa có nghĩa gì. Sứ thần Gabriel nói tiếp: "Này, bà Maria, đừng sợ! Bởi vì Thiên Chúa yêu thương bà nhiều lắm. Bà sẽ chịu thai và sinh con trai và sẽ đặt tên cho con là Jésus. Ngài sẽ trở nên trọng đại, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối cao". Ðức Maria thưa với sứ thần: "Ðiều ấy xảy ra thế nào được, vì tôi giữ mình đồng trinh?" Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ đến với bà và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm bà, bởi vì không có gì mà Thiên Chúa lại không làm được cả". Ðức Maria liền thưa: "Tôi là tôi tạ Thiên Chúa. Xin mọi sự xảy ra cho tôi như lời Ngài đã nói" Ðoạn sứ thần Gabrie từ giã đức Maria.
Phần 2 nói về "Ðức Jésus giáng sinh tại Bethleem:
Vào thời ấy, Hoàng đế Augusto ra lệnh kiểm kê dân số trong toàn đế quốc. Ai nấy đều phải trở về quê quán để khai tên mình. Ông Jésus thuộc gia tộc vua David nên cũng phải cùng vợ là bà Maria lên đường trở về quê quán là Bethleem. Bà Maria lúc đó đang mang thai. Nhưng khi đến Bethleem hai ông bà không tìm được chỗ nghỉ trong nhà trọ, nên đành phải nghỉ tạm trong một chuồng dành cho súc vật. Chính tạị đây, bà Maria đã sinh hạ con đầu lòng. Bà lấy tã quấn cho con, và đặt con nằm trong một cái máng đựng cỏ cho thú vật.
Phần 3 tả cảnh "Các mục đồng tìm thấy đức Jésus"
Trong vùng ấy có các mục đồng canh giữ đoàn vật ban đêm. Bỗng một sứ thần Chúa đến với họ. Thấy vậy, họ sợ run lên. Nhưng sứ thần bảo họ: "Các bạn đừng sợ! Này đây tôi báo cho các bạn một tin vui đặc biệt. Ðó là hôm nay tại Bethleem, Ðấng Cứu Thế mà toàn dân mong đợi đã giáng sinh. Ngài là Ðức Kitô, là Chúa. Các bạn sẽ nhận ra Ngài: các bạn sẽ thấy một trẻ sơ sinh quấn tã nằm trong một máng đựng cỏ".
Bỗng có đạo binh thiên quốc hiện ra hợp lời với sứ thần ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm, và bình an dưới thế cho mọi người Chúa thương".
Khi các thiên thần đã từ biệt họ rồi, thì các mục đồng bảo nhau: "Này, chúng mình hãy đến Bethleem xem sự việc đã xảy ra đi!". Họ liền vội vã lên đường. Ðến nơi, họ tìm thấy bà Maria, ông Juse và Con Trẻ nằm trong máng cỏ. Sau khi nhìn ngắm Ngài, họ kể lại cho hai ông bà nghe những gì họ biết về Con Trẻ. Ðoạn họ trở lại với các đoàn vật, vừa đi vừa ca hát chúc tụng Thiên Chúa về tất cả mọi điều mắt thấy tai nghe.
Tám hôm sau, ông Juse và bà Maria làm lễ đặt tên cho con là Jésus, như sứ thần Gabnel đã dặn bà Maria trong ngày truyền tin.
Qua sự tích trên, từ bao trăm năm nay, mừng lễ Thiên Chúa giáng sinh trong đêm Noel, các nhà thờ Công giáo đều trình bày một hang đá - chứ không là máng cỏ của chuồng nuôi súc vật như sách Tân ước ghi. Các mục đồng đến chúc mừng cùng những con cừu đầy lông đến ấp ủ chống rét cho Chúa hài đồng. Và cũng vì vậy, những tín đồ Thiên Chúa giáo được gọi là các con chiên
V. CÁC SỰ TÍCH KHÁC VỀ GIÁNG SINH1. NHỮNG ĐÔI BÍT TẤT Chuyện kể rằng lúc còn sống ngài Nikolaus (ông già noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào ngấp nghé . Vì gia đình của họ quá nghèo
Vào một đêm mùa đông ,ngài Nikolaus ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái,vô tình chúng rớt vào các đôi bit tất mà họ hong bên lò sưởi.Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để dc nhận quà của ông già NOEL .
2. THÔNG XANH TRƯỜNG TỒN Trong các lễ hội ,người Đức trung cổ sử dụng đến cây thông cho việc trang trí
Vì khi đông đến ,tất cả cây điều rụng lá,chỉ có cây thông vẫn xanh ngời lá.Vì vậy không riêng gì người Đức,dân cư Bắc Âu rất chuộng cây thông. Từ đó trong những dịp đón NOEL ,mừng năm mới, họ hay dùng cây thông với mong muốn sức mạnh tràn trề của thông xanh sẽ mang đến cho họ một năm mới may mắn ,hạnh phúc.
3. CÙNG HÁT LÊN NÀOAi cũng nghĩ bài Jingle Bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác dành cho đêm Noel .Thật ra đây là một trong những bài hát dân ca nổi tiếng của Mỹ ,nói về ông già Noel với túi đầy quà ngồit trên xe kéo tuần lộc có chuông leng keng với giai điệu quyến rũ .Và từ đó nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.
4. ĂN BÁNH BUCHE Người phương Tây hay nhóm củi trong ống khói vào mùa đông .Vì họ tin rằng tiếng kiêu lách tách lử củi sẽ sẽ đuổi các thần dữ đi xa .Nhưng tập tục này biến mất vì nhà có ống khói không còn nhiều .Năm 1875 , một người thợ làm bánh ở Pháp "sáng rạo " ra chiêc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người có thể thưởng thức trong đêm Noel và vơi đi nỗi nhớ về tiếng lách tách của củi thật.Đến nay,bánh "củi" Buche đã trở thành món ăn truyền thống trong mùa Noel.
5. GỬI THIỆP GIÁNG SINH Tập tục gửi thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ xứ sở sương mù vào năm 1843. Trước đó, mỗi dịp Giáng sinh về, mọi người chỉ có thể viết thư tay chúc mừng và đích thân đem đến người nhận. Thời gian sau, nhờ hệ thống bưu điện phát triển mà việc gửi thư chúc mừng Giáng sinh không còn tốn nhiều công sức.
Loại thiệp Giáng sinh đầu tiên do J. Horsley - một họa sĩ ở London - thiết kế. Người bạn thân là Sir Henry Cole, một thương gia giàu có ở Anh, đã nhờ Horsley thiết kế cho mình một tấm thiệp thật đẹp để ông gửi người thân và bạn bè.
Noel năm 1843, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên trên thế giới với kiểu tranh 3 phần được vẽ bằng tay. Giữa thiệp là hình ảnh của một gia đình quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh ,hai bên là cảnh trẻ em nghèo được ban phát quà tặng.Trên tấm thiệp có ghi câu : " A Merry Chistmas and a Happy New Year to you" - ( chúc bạn giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc)..Với mẫu thiệp trên Henry Cole "xuất bản " 1.000 tấm .Mới đây một gia đình người anh ở Cambirdge đã bàn đấu giá như trran và thu về 9.000 USD.
Thiệp mừng Noel đầu tiên, sản xuất năm 1843.
Với mẫu thiết kế trên, Henry Cole tiếp tục cho ra lò 1.000 tấm thiệp khác, hiện vẫn còn khoảng 12 tấm vẫn nằm đâu đó trong các bộ sưu tập cá nhân hay ở các viện bảo tàng.
Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát ở Anh, khi chính phủ nước này thông qua đạo luật năm 1846 cho phép người dân gửi thư đến bất kỳ nơi nào trong nước với giá rẻ. Trong suốt 10 năm sau đó, thiệp Giáng sinh trở thành mốt thịnh hành ở nước Anh, và không lâu sau đó du nhập sang cả Đức.
Nhưng phải mất 30 năm sau, người Mỹ mới hào hứng đón tiếp làn sóng thiệp in này. Năm 1875, Louis Prang - một thợ in gốc Đức sống tại Boston (Mỹ) - tung ra thị trường các loại thiệp in chất lượng cao. Ông nhanh chóng được mọi người gán cho danh hiệu "cha đẻ các loại thiệp Giáng sinh Mỹ".
Tranh trên thiệp của Prang rất đa dạng, cây cối, ông già Noel cho đến các loài hoa với muôn sắc màu như hoa hồng, hoa cúc, hoa phong lữ..., song chúng thường có giá rất cao, bởi ông phải cất công pha trộn đến 20 sắc màu trên một tấm thiệp. Kể từ năm 1881, Prang xuất ra thị trường đến 5 triệu thiệp mỗi năm. Đến thập niên 90 của thế kỷ 19, Prang thôi kinh doanh loại thiệp này do người Mỹ bắt đầu ưa chuộng những loại thiệp giá rẻ được nhập từ Đức.
Thời kỳ nội chiến Mỹ (1860-1865), Tổng thống A. Lincoln yêu cầu họa sĩ tranh biếm họa chính trị T. Nast phác họa lên thiệp mừng hình ảnh ông già Noel và lính liên bang, với mục đích khuyến khích tinh thần chiến đấu. Hình ảnh ông già Noel yêu nước trong bộ trang phục màu đỏ xuất hiện trên mặt thiệp trở nên phổ biến trong mùa Giáng sinh trong suốt thời gian này.
Thế chiến thứ 2, hình ảnh chú Sam và những hình mẫu yêu nước xuất hiện rầm rộ trên mặt thiệp Giáng sinh, nhắc nhở người dân Mỹ tưởng nhớ đến sự hy sinh của nhiều người khác để họ được hưởng khoảnh khắc vui vẻ ngày hôm nay.
Ngày nay chỉ riêng ở Mỹ, hơn 2 tỷ thiệp Giáng sinh với khoảng 3.200 kiểu mẫu cùng 14 ngôn ngữ được chuyền tay nhau mỗi năm. Thiệp Giáng sinh là loại thiệp "hút hàng" nhất trong năm. Cùng với loại thiệp in, thiệp điện tử cũng trở nên thông dụng với hơn 300 chủ đề khác nhau mà người nhận có thể nhận được ngay.
Ý kiến bạn đọc