Đã xem: 5258 lần - Đăng lúc: Thứ sáu - 20/09/2013 09:28
- Người đăng bài viết: admin
Chia sẻ:
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về các điều kiện để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu như trình bầy trong Phúc Âm Chúa Nhật. Đó là không đặt để bất cứ thứ gì trước tình yêu đối với Chúa. Thật thế, có nhiều người đến gần Chúa Giêsu và muốn trở thành môn đệ của Người. Điều nay thường xảy ra sau vài dấu chỉ lạ lùng khiến Chúa được coi như là Đấng Cứu Thế, Vua của Iarael. Nhưng Chúa Giêsu không muốn gây thất vọng cho ai hết. Người biết rất rõ cái gì đang chờ đón Người tại Giêrusalem, và đâu là con đường mà Thiên Chúa Cha xin Người phải đi theo: đó là con đường của thập giá, của hy sinh chính mình để đền bù tội lỗi chúng ta. Và Đức Thánh Cha định nghiã con đường theo Chúa như sau:
"Theo Chúa Giêsu là vác thánh giá mình bao gồm việc nói không với thù hận giết người anh em, nói không với việc xử dụng các dối trá, nói không với bạo lực trong tất cả mọi hình thái của nó, nói không với việc phố biến tràn lan vũ khí và buôn bán vũ khí bất hợp pháp".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Truyền Tin chung tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa nhật 08/09/2013.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về các điều kiện để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu như trình bầy trong Phúc Âm Chúa Nhật. Đó là không đặt để bất cứ thứ gì trước tình yêu đối với Chúa. Thật thế, có nhiều người đến gần Chúa Giêsu và muốn trở thành môn đệ của Người. Điều nay thường xảy ra sau vài dấu chỉ lạ lùng khiến Chúa được coi như là Đấng Cứu Thế, Vua của Iarael. Nhưng Chúa Giêsu không muốn gây thất vọng cho ai hết. Người biết rất rõ cái gì đang chờ đón Người tại Giêrusalem, và đâu là con đường mà Thiên Chúa Cha xin Người phải đi theo: đó là con đường của thập giá, của hy sinh chính mình để đền bù tội lỗi chúng ta. Và Đức Thánh Cha định nghiã con đường theo Chúa như sau:
Theo Chúa Giêsu không có nghĩa là tham dự vào một đoàn rước chiến thắng! Nó có nghĩa là chia sẻ tình yêu thương xót của Người, bước vào trong công trình thương xót vĩ đại của Người đối với từng người và tất cả mọi người. Công trình của Chúa Giêsu chính là một công trình của lòng thương xót, của sự tha thứ, của tình yêu thương! Chúa Giêsu thương xót biết bao! Chính sự tha thứ đại đồng và lòng thương xót đó đi qua thập giá. Chúa Giêsu không muốn chu toàn công trình đó một mình; Người muốn lôi kéo cả chúng ta vào trong sứ mệnh, mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho Người. Sau phục sinh người sẽ nói với các môn đệ : "Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con... Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha" (Ga 20,21.22). Người môn đệ Chúa Giêsu từ bỏ tất cả mọi của cải, bởi vì họ đã tìm ra nơi Chúa sự Thiện vĩ đại nhất, trong đó mọi sự thiện khác nhận được giá trị tràn đầy và ý nghĩa của chúng: các mối dây gia đình, các tương quan khác, công ăn việc làm, các gia tài văn hóa và kinh tế vv... Kitô hữu tách rời khỏi tất cả và tìm lại được tất cả trong cái luận lý của Tin Mừng, cái luận lý của tình yêu thương và phục vụ.
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: để giải thích đòi buộc này Chúa Giêsu dùng hai dụ ngộn: dụ ngôn cái tháp phải xây và dụ ngôn nhà vua đi đánh giặc. Dụ ngôn thứ hai này kể như sau: "Có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lai không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chắng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai xứ đi cầu hòa" (Lc 14,31-32). Ở đây Chúa Giêsu không muốn nói tới đề tài chiến tranh, nó chỉ là một dụ ngôn. Tuy nhiên, trong lúc này chúng ta đang dấn thân mạnh mẽ cầu nguyện cho hòa bình, lời này của Chúa đánh động chúng ta, và trong nòng cốt nói với chúng ta rằng:
Có một cuộc chiến sâu xa hơn mà chúng ta tất cả phải đánh. Đó là quyết định mạnh mẽ và can đảm khước từ sự dữ, các quyến rũ của nó và lựa chọn sự thiện, sẵn sàng trả giá bằng chính mình: đó là theo Chúa Kitô, đó là vác thập giá của chính mình! Cuộc chiến sâu xa chống lại sự dữ... Chiến tranh để làm gì, biết bao nhiêu chiến tranh, nếu bạn không có khả năng làm một trận chiến sâu xa chống lại sự dữ? Nó không có ích gì cả. Không được làm như vậy... Cuộc chiến chống lại sự dữ này bao gồm việc nói không với thu hận giết người anh em, nói không với các dối trá của người sử dụng nó. Nói không với bạo lưc trong tất cả mọi hình thái của nó. Nói không với việc làm cho vũ khí lan tràn và buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Có biết bao nhiêu, có biết bao nhiêu vũ khí! Và luôn luôn có sự nghi ngờ: chiến tranh ở đó, chiến tranh ở kia, khắp mọi nơi có chiến tranh, có thật sự là một cuộc chiến để giải quyết các vấn đề hay là một cuộc chiến thương mại để bán các khí giới này trong việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp? Đó là các kẻ thú phải đánh, hiệp nhất với nhau và với sự trung thực, chứ không chạy theo các lợi nhuận, nếu không phải là các lợi lộc của hòa bình và của thiện ích.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến ngày hôm nay chúng ta cũng nhớ lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, là ngày lễ đặc biệt thân thiết đối với các Giáo Hội Đông Phương. Và chúng ta tất cả có thể gửi một lời chào đẹp tới các anh chị em giám mục, đan sĩ nam nữ của các Giáo Hội đông phương, chính thống, và cống giáo, một lời chào đẹp... Chúa Giêsu là mặt trời, Mẹ Maria là bình minh loan báo mặt trời mọc lên. Chiều hôm qua chúng ta đã canh thức và phó thác cho sự bầu cử của Mẹ lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới, đặc biệt cho Siria và toàn vùng Trung Đông. Giờ đây chúng ta khẩn nài Mẹ như là Nữ Vương hòa bình. Nữ Vương hòa bình cầu cho chúng con. Nữ Vương hòa bình cầu cho chúng con!
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả mọi người, cách này hay các khác, đã hướng ứng lời ngài kêu gọi ăn chay và canh thức cầu nguyện chiều thứ Bẩy. Ngài cám ơn những ai đã dâng hy sinh cầu nguyện cho hòa bình, các giới chức dân sự cũng như các thành viên của cảc cộng đoàn kitô, các tôn giáo khác và tất cả mọi người thiện chí đã sống những lúc cầu nguyện, ăn chay và suy tư.
Nhưng dấn thấn tiếp tục, Đức Thánh Cha nói, chúng ta hãy tiếp tục với lời cầu nguyện và các công việc hòa bình. Tôi xin mời anh chị em tiếp tục cầu nguyện để chấm dứt ngay bạo lực và tàn phá tại Siria, và canh tân dấn thân cho một giải pháp công bằng cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nước khác trong vùng Trung Đông, đặc biệt cho nước Libăng, để nó tìm ra sự ổn định mong ước và là mô thức cho sự chung sống, cầu nguyện cho Irak để bạo lực phe phái nhường bước cho hòa giải, và cho tiến trình hòa bình giữa người Israel và người Palestin, để nó tiến triển vời sự cương quyết và can đảm. Chúng ta cũng cầu nguyện cho Ai Cập để mọi người dân Ai cập hồi giáo và kitô, cùng nhau dấn thân xây dựng xã hội cho thiện ích của toàn dân. Việc tìm kiếm hòa bình còn dài và đòi hỏi nhẫn nại và kiên trì. Chúng ta hãy tiến tới với lời cầu nguyện.
Đức Thánh Cha đã nhắc tới lễ phong chân phước tại Rovigo cho chị Maria Bolognesi, giáo dân sinh năm 1924 qua đời năm 1980, và đã xả thân sắn sóc các bệnh nhân và người nghèo túng, chiu đựng mọi khổ đau và kết hiệp chúng với cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Ngài cũng chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện và cầu chúc chúc tất cả một ngày Chúa Nhật an bình.
Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải
Nguồn tin: RadioVatican
Ý kiến bạn đọc